Quá trình chọn tạo giống chè PH1
Từ 1918-1920 | Miền Bắc Việt Nam có các giống chè hỗn hợp trồng bằng hạt như: Trung Du, Shan, các giống chè nhập từ Ấn Độ |
Từ 1960 -1964 | Xây dựng vườn tập đoàn 31 giống và vườn quy gen giống chè Phú Hộ Tiến hành nghiên cứu kỹ thuật giâm cành chè. |
Năm1965 | Bộ Nông nghiệp chọ phép mở rộng ra sản xuất trồng chè bằng kỹ thuật giâm cành Trên các nương chè người Pháp trồng 1920-1934, tiến hành chọn cá thể từng cây 6 giống chè : Trung Du, Shan, Asamica, Manipurmessai, Manipurdangri, Karasigu. Mỗi giống chọn 100 cây lá to, màu xanh, vàng tím (theo phương pháp của viện sĩ Pattage Liên Xô) trong đó có 2 giống của Việt Nam và 4 giống của Ấn Độ. Sau 2 năm theo dõi, từng cây (600 cây) chọn được 10 cây nhiều búp. |
Năm 1968 | Tiến hành giâm cành, trồng so sánh đánh giá về năng suất và chất lượng. |
Năm 1972 | Chọn được f23 ( Manipurmessai) có màu lá xanh đậm, diện tích lá trung bình có năng suất cao nhất, trung bình 12-15 tấn/ha. Nương tăng sản đạt 25- 30 tấn/ha , chất hoà tan, tanin cao nhất , chế biến chè đạt chất lượng tốt. |
Năm 1973 | Tiến hành nhân rộng bằng phương pháp giâm cành |
Năm 1974 | Trồng thử nghiệm tại Nông trường khu kinh tế thanh niên Minh Đài, phú thọ. Đồng chí Nguyễn công Tạn (Giám đốc Nông trường) trực tiếp đến Phú Hộ lấy giống. |
Từ 1976-1977 | Triển khai trồng tại Nông trường Phú Sơn (Thanh sơn, Phú thọ) diện tích chè PH1 là 500 ha, từ đó mở rộng ra các tỉnh Tuyên quang ,Yên Bái, Sơn La, Nghệ an, Hà Tĩnh,… Giống PH1là giống Ấn độ nên khả năng chịu han, nóng rất tốt. |
Năm 1986 | Nhà nước cấp bằng sáng chế và được huy chương vàng tại hội chợ triển lãm Hà nội. |
Từ đó, giống chè PH1được mở rộng ra trồng trên diện tích lớn cả nước, là nguồn nguyên liệu để sản xuất chè đen xuất khẩu sang Liên Xô từ năm 1980 đến năm 1990. Ông Nguyễn Kim Phong (Nguyên tổng giám đốc Hiệp hội chè Việt Nam) đã nói “Giống PH1 đã cứu cánh ngành chè.”
Năm 1980, giống chè PH1được làm bố mẹ lai với giống chè Đại Bạch Trà (của Trung Quốc) tạo ra 2 giống chè LDP1 và LDP2. Giống chè LDP1 có năng suất cao, chế biến chè xanh có chất lượng tốt, giống LPD2 có khả năng sinh trưởng khỏe, chịu hạn tốt, chế biến chè đen cho chất lượng cao. Hiện nay, hai giống này có diện tích lớn trên cả nước.
Một số hình ảnh của giống chè PH1
trồng tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chè