Ngày 21/6/1918, Thống sứ Bắc kỳ đã ký nghị định số 398 về thành lập Trạm nghiên cứu nông lâm nghiệp Phú Thọ (Cơ quan nghiên cứu). Trong nghị định đó đã qui định nhiệm vụ của Trạm là: Di thực, thuần hóa và nghiên cứu những cây trồng có hiệu quả nông nghiệp hay lâm nghiệp, nhất là những nghiên cứu liên quan đến các cây cà phê, chè, cây có dầu và cây sơn ở Bắc kỳ. Người trại trưởng đầu tiên là ông Lã Xuân Đĩnh, tiếp theo là ông Mai Lâm, PGS. Đỗ Ngọc Quỹ là người thứ 3 làm Trại trưởng năm 1947 đến năm 1984.
Đây là cơ sở nghiên cứu khoa học chè đầu tiên ở Việt Nam, cũng là cơ sở liên tục hoạt động theo đúng chức năng ,nhiệm vụ đã đề ra khi thành lập và ngày càng phát triển. Qua tiến trình lịch sử cho thấy mỗi giai đoạn có sự phát triển khác nhau, nhưng nhìn chung nghiên cứu chè và cơ quan nghiên cứu khoa học chè được đặc biệt quan tâm nghiên cứu toàn diện, liên tục, có hệ thống có kết quả chuyển giao cho sản xuất và gắn bó mật thiết với sự phát triển của ngành sản xuất chè ở Việt nam.
Đến năm 2023 kỷ niêm 105 năm, ngày thành lập cơ quan nghiên cứu là Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè (Trung tâm) thuộc Viện Khoa học kỹ thuật NLN miền núi phía Bắc (NOMAFSI) nó kết thừa và phát triển những thành tựu nghiên cứu chè qua các thời kỳ , đây cũng là cơ quan nghiên cứu chè duy nhất có lịch sử lâu đời ở Việt Nam và thế giới (chỉ thành lập sau viện nghiên cứu chè shirioka, nhật bản năm 1907).
Trải qua 105 năm hình thành và phát triển có nhiều biến động, thông qua những ghi chép qua các tài liệu, hiện vật, người viết nhắc lại một số những thành tựu nổi bật và những đổi thay có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của Trung tâm:
A.Giai đoạn hình thành và phát triển dưới sự quản lý của các chuyên gia người nước ngoài
Giai đoạn 1918-1945 là thời kỳ nghiên cứu điều tra cơ bản về khí hậu, thổ nhưỡng, về giống chè, kỹ thuật canh tác, sâu bệnh hại và chế biến chè và thị trường chè. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu được thực hiện bới các nhà khoa học người nước ngoài. Các thành tựu nổi bật nhất là thu thập tập đoàn giống chè trồng, bảo quản tại Phú hộ gồm 4 biến chủng : Trung quốc lá to ;Trung Quốc lá nhỏ; Ấn độ và biến chủng chè shan bản địa; các kỹ thuật canh tác, chế biến áp dụng từ các kỹ thuật đã áp dụng tại các đồn điền chè từ các nước Châu Phi và Châu Á. Tổ chức quản lý sản xuất chủ yếu thông qua hình thức các đồn điền chè và các nhà máy chế biến chè, nổi bật trong sản xuất chè là sự xuất hiện Đồn điền trồng chè đầu tiên tại Chủ chè năm 1890 (Phú Thọ) với 60 ha, có thể xem đây là sự khởi đầu của ngành công nghiệp sản xuât chè ở Việt nam. Cùng với đó là nhà máy chế biến chè đen đầu tiên được xây dựng tại Phú hộ năm 1923. Về thương mại chè đến năm 1939 cuối năm 1940, Việt Nam đã có 10.356 ha chè (của người Việt: 7.507 ha, của người Pháp: 2.849 ha). Sản lượng chè khô đạt: 6.000 tấn (của người Việt: 5.170 tấn, của người Pháp: 930 tấn). Năng suất bình quân: 580 kg chè khô/ha; của người Việt: 688,7 kg chè khô/ha, của người Pháp: 326,4 kg/ha) đó là sự minh chứng rõ nét cho nền công nghiệp chè việt nam từ nghiên cứu, sản xuất, thị trường với nhiều tiềm năng đã được khảng định trong các công trình nghiên cứu và thực tiễn sản xuất chè . Điều đặc biệt từ những năm 1939-1945 do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới 2 , hoạt động nghiên cứu và sản xuất chè bị đình trệ và kết thúc thời kỳ do người nước ngoài điều hành quản lý công tác nghiên cứu chè bằng khởi nghĩa tháng 8 thắng lợi giành chính quyền với nhà nước Việt Nam Dân chủ công hòa được thành lập.
B .Giai đoạn do người Việt nam quản lý điều hành hoạt động nghiên cứu chè
1.Giai đoạn chuyển tiếp 1945-1947, giai đoạn này ít thấy các hoạt động nghiêm cứu do chưa củng cố hoạt động trải qua 3 năm do 3 giám đốc người việt thay phiên quản lý.
2. Giai đoạn phục hồi và phát triển 1947-1968
Trong giai đoạn này, cơ quan nghiên cứu chè trực thuộc nha canh nông, rồi trực thuộc Viện khảo cứu Nông Lâm, Học Viện Nông lâm…Hoạt động chủ yếu là phục hồi nghiên cứu cây chè và cây sơn, với các kỹ thuật truyền thống vừa duy trì vừa phục hội và phát triển. Kết quả nghiên cứu nổi bật là áp dụng phương pháp nghiên cứu giống chè gồm nghiên cứu tập đoàn giống, phương pháp chọn tạo giống, kỹ thuật giâm cành chè
Về canh tác tập trung cho kỹ thuật thâm canh, phân bón; về bảo vệ thực vật nghiên cứu điều tra cơ bản tập đoàn sâu, bệnh cỏ dại hại chè; nổi bật là phòng chống bọ xít mỗi hại chè bằng thuôc hóa học; nổi bật là thí nghiệm bón phân bón hóa học với thí nghiệm tại đồi trại cũ hệ thống, thời gian dài có kết hợp với quan sát khí tượng trên vườn thí nghiệm. Các điều tra nông hóa thổ nhưỡng được các chuyên giai đến từ Liên xô cùng các chuyên gia việt Nam thực hiện xây dựng bản đồ Nông hóa thổ nhưỡng tại Phú Hộ. Giai đoạn này có nhiều thông tin mới về chọn tạo giống, thiết kế trồng chè bằng đường đồng mức từ các chuyên gia và các trường đại học Trung Quốc.
Trong sản xuất chè mở rộng diện tích chè trồng mới bằng kỹ thuật trồng hạt, quản lý sản xuất chè bằng các nông trường quốc doanh, hợp tác xã sản xuất chè các nhà máy chế biến chè đen do Liên xô giúp đỡ tại Thanh ba (phú Thọ); nhà máy chế biến chè xanh do Trung quốc giúp đỡ tại Hạ hòa làm cho sự phát triển chè đồng bộ và qui mô lớn hơn. Đến năm 1968 bộ nông nghiệp quyết định thánh lập Viện nghiên cứu cây công nghiệp, cây ăn quả, cây làm thuốc. Trại thí nghiệm chè Phú Hộ được chuyển về trực thuộc Viện Cây công nghiệp cây ăn quả, cây Làm thuốc đó là sự tháy đổi đáng kể của sự phát triển.
3.Giai đoạn 1968-1988, thời kỳ phát triển gắn liền với thống nhất đất nước
Các kết quả nổi bất trong giai đoạn này là chọn tạo và chuyển giao giống mới ra sản xuất cụ thể là giống PH1 là giống chọn lọc cá thể từ tập đoàn giống chè có nguồn gốc biến chủng Ấn độ và Việt Nam từ những năm 1921. Giống mới được chuyển giao cho sản xuất tại các nông trường trồng chè làm thay đổi cơ bản về năng suất búp chè; kèm theo giống mới là các qui trình thâm canh tổng hợp nâng cao năng suất chất lượng 25-30 tấn búp/ha so đối chứng 8 tấn búp/ha; nghiên cứu qui trình công nghệ chế biến chè xanh; chè đen xuất khẩu; đặc biệt đã chế biến chè xanh từ nguyên liệu chè X nổi tiếng về chất lượng được người tiêu dụng đánh giá cao, mở ra triển vọng phát triển mới cho ngành chè Việt Nam.
Các kết quả trong giai đoạn này là toàn diện, có phạm vị rộng lớn các nước do đất nước đã thống nhất, các điều tra về giống chè về canh tác và chế biến chè đã bổ sung thêm tư liệu về nghiên cứu chè Việt Nam. Ngoại giống chè PH1 còn bổ xung thêm các giống chè mới 1A, TH3 được phép chuyển giao cho sản xuất. Trong giai đoạn này có nhiều cán bộ khoa học được đào tạo trình độ TS từ Liên Xô được bổ sung vào đội ngũ nghiên cứu chè, các thông tin về nghiên cứu chè phong phú hơn từ các tạp chí chuyên ngành chè đến từ GZuzi , Ấn độ và trung Quốc. Một chương trình đào tao tập huấn về nghiên cứu khoa học chè Giữa Việt Nam và Liên Xô được xây dựng và thực hiện sự trao đổi các đoàn cán bộ nghiên cứu chè việt Nam và Liên Xô có nhiều kết quả trong đó nổi bật là chọn giống chè bằng phương pháp gây đột biến nhân tố hóa học có kết quả về tạo giống mới cho giai đoạn nghiên cứu tiếp theo. Trong thời kỳ này sản xuất chè Việt nam được quản lý tổ chức theo hình thức Liên hiệp công nông nghiệp chè gắn sản xuất vùng nguyên liệu với chè biến và xuất khấu theo phân công của hội đồng kinh tế, phần sản xuất nghiên liệu thuộc Bộ Nông Nghiệp phần công nghiệp thuộc các nhà máy có những mâu thuẫn về quản lý. Năm 1988, Nhà nước thành lập Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm lúc này quản lý ngành chè được giao cho Liên hiêp các xí nghiệp chè Việt nam cả sản xuất nông nghiêp, chế biến chè. Cơ quan nghiên cứu chè đổi tên Viện Nghiên cứu Chè Việt Nam, trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt nam, đây thực sự là sự thay đổi bức ngoặt cho cơ quan nghiên cứu chè trực thuộc doanh nghiệp chè. Giai đoạn này ghi nhận có hai điểm có ý nghĩa cơ bản trong sự phát triển cơ quan nghiên cứu chè là Hội nghị Thâm canh chè toàn quốc 1978 nhân kỷ niêm lần thứ 60 ngày thành lập Cơ quan nghiên cứu chè như sự tổng kết những kết quả nghiên cứu phát triển chè ở Việt Nam và sự thành lập Viện Nghiên cứu chè trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam. Với hai sự kiện đã như sự tích lũy về lượng đủ để sự chuyển biến về chất của sự phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
4 .Giại đoạn 1988-2006, giai đoạn chuyển tiếp cho sự phát triển mới gắn nghiên cứu với với nhu cầu thị trường chè, giai đoạn nghiên cứu trong cơ chế thị trường.
Do trực thuộc doanh nghiệp quốc doạnh sản xuất chè các nghiên cứu dự trên các nhu cầu thực tế của sản xuất chè như các giống chè mới TRI 777 được chọn lọc theo phương pháp nhập nội, được mở rộng và ứng dụng trong các đơn vị sản xuất chè. Các giống chè mới theo phương pháp lai hữu tính cũng được công nhận sản xuất thử, do quá trình hội nhập quốc tế nền kinh tế thế giới sản xuất chè Việt nam cũng tham gia hội nhập sâu rộng hơn. Năm 1996, thành lập Tổng công ty chè Việt Nam thay thế cho Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam cũng là cơ quan chủ quản Viên nghiên cứu chè Việt Nam, vì thế hoạt động nghiên cứu chè cũng đa dạng và gần hơn với yêu cầu của thị trường chè. Trong giai đoạn này các dự án phát triển chè cây ăn quả do ADB tại trợ cũng tạo cho công tác nghiên cứu được chú ý quan tâm và đầu tư hơn. thông tin tư liệu về nghiên cứu cũng cập nhật; các chuyến nghiên cứu, khảo sát chè từ Trung Quốc, Nhật bản, srilanka , Đài loan được thực hiện nhiều hơn có hiệu quả hơn, đặc biệt về chọn giống theo phương pháp nhập nội giống được thực hiện qua các dự án, đề tài nghiên cứu tạo cơ hội để giúp cho giống chè mới nhiều hơn cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Giai đoạn này có điểm nổi bật là có sự quan tâm của Bộ NN&PTNT cho các đề tài nghiên cứu chè, trong đó có chọn giống chè được chú ý đầu tư như chọn lọc cây chè shan núi cao với phạm vi 8 tỉnh miền núi phía bắc. Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước qua hình thức đấu thầu đã là một phát triển mới về tổ chức thực hiện nghiên cứu với các nội dung sâu hơn, toàn diện cả nghiên cứu trồng trọt và chế biến, thị trường, cả nghiên cứu cơ sở và dự án sản xuất thử góp phần nâng cáo chất lượng nghiên cứu và hội nhập quốc. Hoạt động hợp tác quốc tế thông qua các đoàn vào, đoàn ra làm cho nghiên cứu khoa học chè nâng lên một bước quan trong; số nghiên cứu sinh về chè được mở rộng, trong và ngoài nước, số cán bộ có học vị Tiến sỹ tăng lên cao nhất ở giai đoạn này.
5.Giai đoạn 2006 đến nay là giai đoạn Cơ quan nghiên cứu chè – Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chè (trực thuộc Viên KHKT NLN miền núi phía Bắc) là giai đoạn phát triển với nhiều thành tựu .
Vai trò quản lý Viện nghiên cứu chè của Tổng công ty chè Việt nam càng không phù hợp , với sự lớn mạnh và trưởng thành của Việt Nghiên cứu chè Việt Nam đáp ứng đòi hỏi của sản xuất chè không những chỉ trong Tổng công ty Chè (Vinatea) mà còn đáp ứng yêu cầu sản xuất chè của ngành chè Việt Nam, vì vậy Viện nghiên cứu Chè lại đổi thành Trung tâm nghiên cứu và Phát triển chè thuộc NOMAFSI. Trung tâm có các bộ môn nghiên cứu từ chọn giống, nhân giống, kỹ thuật canh tác, đánh giá chất lượng giống và chế biến thử sản chè từ các giống chè mới; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật chè sản xuất. Trung tâm xây dựng 20 ha giống chè mới gắn với nhà máy chế biến chè thực nghiệm 0,5 tấn/ngày là sự đáp ứng yêu cầu gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến tạo đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng với thị trường tiêu dùng chè; gắn nghiên với chuyển giao tiến bộ thông qua chương trình chuyển giao công nghệ vào sản xuất Trung du miền núi của Bộ Khoa học Công Nghệ giúp rút ngắn khoảng cách từ nghiên cứu tới sản xuất nâng cao hiệu quả nghiên cứu.
Điểm nổi bật về thành tựu nghiên cứu là chọn tạo được 4 giống chè theo phương pháp nhập nội, có chế lượng cao góp phần làm thay đổi chất lượng chè xanh ở Việt Nam trọng đó đã hoàn thiện công nghệ chế biến chè Olong; công nhận 2 giống chè mới từ chọn lọc cây chè shan núi cao gắn với hoàn thiện công nghệ chè biến chè Phổ nhĩ từ nguyên liệu chè shan núi cao Việt nam. Công nhận được nhiều giống chè theo phương pháp lai hữu tính với năng suất chất lượng và chuyên giao cho sản xuất góp phần nâng diện tích giống chè mới trong trong sản xuất lên trên 60% tổng diện tích chè cả nước. Hoàn thiện nhiều công nghệ sản xuất chè theo hướng VietGap, Hữu cơ; chế biến nhiều sản phẩm chè xanh chất lượng cao từ các giống chè mới. Trong giai đoạn này có điểm phát triển mới là nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện, số lượng các công trình nghiên cứu có kết quả cao và chuyển giao cho sản xuất; số lượng đề tài dự án nhiều; từ nghiên cứu đến ứng dụng trong sản xuất ngắn; sáng tạo và đa dạng nghiên cứu; xây dựng cơ sở vật chất , tiềm lực khoa học lớn; uy tín cơ quan nghiên cứu được nâng cao.
Những cảm nhận sự phát triển của Cơ quan nghiên cứu chè cùng với lịch sử dân tộc
Lịch sử phát triển Cơ quan nghiên cứu Nông lâm nghiệp Phú Hộ là sự phát triển không ngừng cùng với sự phát triển cùng dân tộc, đất nước, mỗi sự phát triển của đất nước cũng lại có sự phát triển về chất của Cơ quan nghiên cứu. Sau một thời kỳ phát triển tích lũy về lượng lại đến một thới kỳ phát triển về chất mở mức cao hơn, giai đoạn sau là sự kế thừa phát triển của giai đoạn trước là sự mở đầu cho sự phát triển mới, với các nhân tố mới. Qua suy ngẫm thấy, có sự biến động không ngừng cứ sau khoảng 20 năm (xung quanh 20) thì cơ quan lại có sự biến động về tổ chức, hoạt dộng và tạo thêm hướng mới với chất lượng hoạt động cao hơn và hướng đi mở rộng hơn.
Có thể dẫn chứng từ khi thành lập đến 1939 có thành tựu cao góp phần phát triển chè Việt Nam lại đế giai đoạn biến động mới
Giai đoạn phát triển 20 năm sau 1947-1968 lại là giai đoạn đạt các nền móng mới về nghiên cứu chè với các thành tự nổi bật.
Giai đoạn 20 tiếp theo, 1968-1988 là giai đoạn nghiên cứu chuyên sâu và chuyển đổi cư chế quản lý nghiên cứu đi vào cơ chế thị trường thay cho cơ chế bao cấp.
Giai đoạn 1988-2006 (20 năm tiếp theo) là giai đoạn chuyển đổi với nghiên cứu đi sát với sản xuất và hội nhập tạo cho những nghiến cứu hiệu quả và tạo tiền đề cho cán bộ khoa học có tư duy nghiên cứu đổi mới và sáng tạo.
Từ 2006 cho đến nay là giai đoạn có nhiều thành công nhất cả về thành tựu nghiên cứu và xây dựng tiềm lực khoa học đồng thời cùng trong giai đoạn này cùng đặt ra cho cơ quan nghiên cứu Phú Hộ một nhiệm vụ năng nề vừa mở rộng nghiên cứu có nhiều sản phẩm hơn toàn diện, bền vững, hiệu quả, cần hội nhập sâu hơn; cần nghiêm cứu tự chủ hơn sảng tạo hơn; hơn lúc nào hết cần có thay đổi tư duy quản lý, nghiên cứu sáng tạo hơn không ỷ lại, không máy móc dập khuôn giáo điều, cần tư duy tự chủ, linh hoạt và sáng tạo nhiều hơn có thể coi đó là nhiệm vụ năng nề không kém phần vinh quang đề ra cho bán bộ quản lý và nghiên cứu trong giai đoạn trước mắt.
Phú Hộ, Ngày 8-6-2023
Chủ tịch Hội Khoa Học Công nghệ chè Việt nam
TS. Đỗ Văn Ngọc