SẢN PHẨM CHÈ CỔ XƯA DƯỚI GÓC NHÌN 

THỜI CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 4.0

 

TS. Đỗ Văn Ngọc – Chủ tịch Hội KHCN Chè Việt Nam

         Cây chè (Camellia sinensis) là cây trồng có lịch sử lâu đời, buổi sơ khai loài người đã sử dụng sản phẩm cây chè làm thuốc, cùng với sự phát triển loài người ngành sản xuất chè cũng phát triển phục vụ nhu cầu của con người. Ngày nay trên thế giới có trên 3 tỉ người sử dụng sản phẩm chè dưới dạng nước giải khát, dược phẩm và mỹ phẩm.

Chúng ta có thể nhìn nhận lại một số sản phẩm cây chè phục vụ nhu cầu con người theo các cách nhận dạng sau đây:

  1. Sản phẩm cây chè (Camellia sinensis)sử dụng búp chè để chế biến các sản phẩm thông dụng ngày nay:

– Chè đen (lên men)

– Chè xanh (diệt men)

– Chè Olong – Phổ nhĩ (lên men bán phần)

  1. Sản phẩm xưa cũ

– Nước uống từ  nụ (hoa ) cây chè (Camellia sinensis)

– Từ lá chè tươi

– Từ sản phẩm lên men (muối dưa )

– Một số sản phẩm khác

  1. Góc nhìn mới (khoa học công nghệ 4.0) từ các sản phẩm xưa cũ:

      3.1. Những nghiên cứu mới về ảnh hưởng tích cực của chè nụ (hoa) chè (Theo các tác giả Nhật bản – được trợ cấp cho nghiên cứu khoa học và quỹ Hoh-Ansha, Nhật Bản)

Tác dụng tăng cường các chức năng sinh học có lợi cho sức khỏe:

– Hạ đường huyết

– Chống béo phì

– Bảo vệ dạ dày

– Chống dị ứng

– Ức chế lipase tuyến tụy

 Nhiều thức phẩm, đồ uống tốt cho sức khỏe làm từ nụ hoa chè đã được phát triển gần đây ở Nhật bản và Đài Loan.

3.2. Trà tươi

          Trà tươi đơn giản là lá trà sạch, thô, chưa được sấy khô, chế biến đun nóng, thơm ngon không có vị đắng, chát. Chứa chất chống oxy hóa cao hơn 15 lần so với trà khô.

Cách sử dụng lá chè tươi:

– Có thể thưởng thức lá chè tươi đông lạnh

– Có thể ủ lá chè tươi trong nước nóng tạo ra một tách trà thơm ngon, mịn màng có thể chế thêm nước, không cần bỏ bã lá chè, uống cả ngày, không bị đắng.

          Chất chống Oxy hóa có thể tăng lên ở lần chế thêm nước lần thứ hai

Công ty chè tươi Millennia (Canada) giới thiệu loại chè này cách đây một thiên niên kỷ .Cách sử dụng chè lá tươi cũng giống như chè xanh ở Nghệ An, Hà Tĩnh (Việt Nam) là sử dụng lá chè tươi từ trực tiếp tủ đông, máy xay hoặc lá chè tươi từ tách chè bạn đã hãm

Lá chè tươi cung cấp EGCG chống oxy hóa 15 lần so với chè khô

3.3. Lên men lá chè trong điều kiện yếm khí (muối dưa lá chè)

            Lá chè muối chua (Laphet Thoke) là món ngon đặc trưng của Myanmar, được chế biến từ lá chè ngâm hoặc lên men. Lá chè lên men như một biểu tượng hòa bình hay đề nghị hòa bình giữa các nước đang tham chiến. Ngày nay, Laphet là biểu tượng tỏ lòng hiếu khách.

Theo nghiên cứu phân lập các chủng vi khuẩn axit lactic LAB trong trà ngâm (Deang-Trung Quốc) có 26 chủng LAB. Trong đó có 18 chủng có tác dụng trong đường ruột và được nghiên cứu để chế biến thực phẩm chức năng

             Một số sản phẩm trà lên men:

– Chè Ngâm ở Châu Á

– Lá chè lên men kỵ khí gồm: Miang (Thái Lan), Laphet (Myanmar) và Golchi (Nhật Bản)

– Trà Phổ Nhĩ là ví dụ khác, cũng được coi là trà “lên men sau”

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *