Ngày 06/10/2022, Hội Khoa học và công nghệ Chè Việt Nam đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Thế hệ mới Phú Thọ tổ chức Hội thảo “Áp dụng khoa học công nghệ sản xuất chè trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Tham dự Hội thảo có TSKH. Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, TS. Lê Văn Đức – Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, ông Hoàng Văn Tuyển – Chủ tịch liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Phú Thọ; cùng các chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà quản lý về lĩnh vực chè.
Hội thảo đã tập trung thảo luận về bối cảnh sản xuất chè trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đưa ra những giải pháp định hướng nghiên cứu và phát triển chè trong giai đoạn tới. Hội thảo là dịp các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhiệp trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất chè đóng góp ý kiến, trao đổi kinh nghiệm nhằm thúc đẩy sự phát triển của cây chè trong giai đoạn mới.
Các đại biểu thăm quan nhà máy chế biến các sản phẩm chè
tại Công ty TNHH MTV Thế hệ mới Phú Thọ
Báo cáo đề dẫn hội thảo:
ÁP DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHÈ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mục tiêu:
- Cung cấp thông tin về bối cảnh sản xuất chè việt Nam
- Cung cấp thông tin về khoa học công nghệ sản xuất chè theo chuỗi nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ chế biến sản phẩm chè mới, công nghệ sản xuất chè hữu cơ, mô hình sản xuất chè giá trị cao và bền vững.
Phần 1
Bối cảnh sản xuất chè hiện nay
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư (4.0) diễn ra mạnh mẽ tác động nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nghiên cứu sản xuất chè Việt Nam, đòi hỏi cần thay đổi cách tiếp cận áp dụng công nghệ và sản xuất phù hợp với xu hướng phát triển mới.
Phát triển Ngành sản xuất chè Việt nam đang có xu hướng chững lại về qui mô và diện tích trồng giống mới. Sản phẩm chè có bước đa dạng hóa về chủng loại và mẫu mã, về quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, song về cơ bản vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của sự biến động lớn về nhu cầu đời sống xã hội.
Giá sản phẩm chè nhìn chung chưa tương xứng tiềm năng ngành chè Việt Nam. Các giống chè mới, quy trình công nghệ mới được Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chè và NOMAFSI chuyển giao có hiệu quả trong sản xuất, nhưng so với yêu cầu thực tế vẫn còn nhiều bất cập.
Các mô hình chuyển giao TBKT quy mô còn hạn chế. Các mô hình sản xuất thử nghiệm chưa đáp ứng kỳ vọng, nghiên cứu chưa tạo đột phá trong sản xuất.
* Thay đổi về nhu cầu tiêu dùng
Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn về các loại đồ uống, thường sử dụng đồ uống tiện lợi nhanh gọn hơn sử dụng đồ uống tự nhiên .
Người tiêu dùng không chỉ sử dụng sản phẩm chè dưới dạng đồ uống mà còn dùng làm dược phẩm, mỹ phẩm,…
Người tiêu dùng không chỉ sử dụng sản phẩm chè mà còn sử dụng một số sản phẩm tự nhiên khác được chế biến theo công nghệ hiện đại.
* Thay đổi về tự nhiên vùng chè
Hàm lượng các hợp chất hữu cơ trong đất thay đổi từ 4 – 6% (năm 1960), hiện nay chỉ còn trung bình dưới 2%. Tính chất vật lý đất vùng chè diễn biến theo chiều hướng xấu cho sinh trưởng cây chè .
Hệ sinh thái thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho sinh trưởng cây chè, lượng mưa và mực nước ngầm giảm; các hiện tượng cực đoan về thời tiết nhiều hơn.
Tập đoàn thiên địch diễn biến bất lợi làm tăng nguy cơ bùng phát sâu hại
Phần 2
Định hướng nghiên cứu và phát triển chè
* Khai thác tiềm năng tạo nhiều sản phẩm mới cho chuỗi sản xuất chè
Nghiên cứu chế biến đa dạng hóa sản phẩm chè theo hướng sản phẩm truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại; khai thác tiềm năng cây chè Việt nam từ nguyên liệu chè (shan núi) (chè Gay Nghệ An) theo hướng chè hữu cơ, chè đóng chai (chè nước), chè bột ,kết hợp sản xuất chè với các hương vị hữu cơ khác,…
Đa dạng hóa sản phẩm chè từ nụ chè, hoa chè,… chè hoa vàng theo hướng chè thảo dược trên cơ sở các công nghệ mới. Nghiên cứu các loại chè ướp hoa tươi tạo các sản phẩm chè mới
Nghiên cứu chọn tạo giống chống chịu chất lượng trên cơ sở nguồn vật liệu là các giống chè bản địa đặc sản (Ocop), áp dụng các công nghệ truyền thống, sinh học để sản xuất nguyên liệu và chế biến sản phẩm chất lượng tốt.
Nghiên cứu các chỉ tiêu về thời tiết khí hậu (trời), nông hóa thổ nhưỡng (đất); sinh trưởng phát triển các giống chè mới (cây trồng) và sâu bệnh làm cơ sở xây dựng các công nghệ mới (thông minh), sản xuất nguyên liệu an toàn (hữu cơ). Chế biến đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm chè trên đơn vị diện tích.
* Xây dựng mô hình sản xuất mới
Xây dựng các mô hình sản xuất chè theo hướng sản xuất tuần hoàn kết hợp kết hợp giữa 2 bò /ha chè; một trại lợn/một đồi chè tạo sản phẩm hữu cơ không rác thải.
Công thức:Từ nguyên liệu đồng cỏ (cỏ voi + ngô sinh khối) + Chăn nuôi (bò, lợn, gà)+ VSV = Sản phẩm hữu cơ chất lượng cao, giá thành sản phẩm hạ
Ứng dụng các công nghệ VSV chế biến phân bón (lên men, nuôi giun, bioga) an toàn cho môi trường. Cung cấp phân bón chất lượng cho sản xuất chè hữu cơ, cung cấp thịt chất lượng cho thị trường.
Trồng chè kết hợp cỏ, trồng cây gỗ lớn, cây mắc ca xen cây chè, trồng cây chè hoa vàng,… đa dạng và phát triển bền vững. dựng các mô hình sản xuất
* Tổ chức hoạt động sản xuất chuỗi sản xuất chè mới
Tổ chức sản xuất chè theo hướng mới kéo dài chuỗi sản xuất, mở rộng các trong chuỗi sản xuất chè
Gắn kết sản xuất chè theo chuỗi sản xuất nông công nghiệp và dịch vụ.
Gắn kết sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, dịch vụ, thương mại, du lịch.
TS. Đỗ Văn Ngọc