Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 104 ngày thành lập Trạm nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Phú Hộ(1918-2022). Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) phối hợp với Hội Khoa học công nghệ Chè Việt Nam (Hội) tổ chức Hội thảo “Đinh hướng nghiên cứu và phát triển cây chè giai đoạn 2022-2030”. Hội thảo được diễn ra ngày 20/6/2022 tại Viện Nomafsi với sự tham gia đầy đủ của Ban lãnh đạo Viện, Hội, chuyên gia nghiên cứu chè, cùng các hội viên hiện đang công tại Viện. Hội thảo do TS. Lưu Ngọc Quyến – Viện trưởng Viện Nomafsi và TS. Đỗ Văn Ngọc – Chủ tịch Hội chủ trì .
Tại hội thảo, Hội Khoa học công nghệ chè Việt Nam đã trình bày hai báo cáo: “Kết quả nghiên cứu chè giai đoạn 2019-2022 của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chè” và “Kế thừa phát triển truyền thống nghiên cứu khoa học công nghệ chè Việt Nam”. Sau phần trình bày, Hội thảo đã tiến hành thảo luận (với 11 ý kiến tham luận của các đại biểu) làm rõ các nội dung chính sau:
- Nghiên cứu khoa học chè đang diễn ra trong bối cảnh
– Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư (4.0) diễn ra mạnh mẽ tác động nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nghiên cứu sản xuất chè Việt Nam đòi hỏi cần thay đổi cách tiếp cận áp dụng công nghệ và sản xuất phù hợp với xu hướng phát triển mới.
– Nền kinh tế đất nước đang phát triển sau đại dich cùng với các động mạnh mẽ của chiến tranh và các yếu tố bất khả kháng khác, đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động nghiên cứu và phát triển chè; cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm đã và đang gây những khó khăn cho hoạt động nghiên cứu phát triển Chè.
– Ngành sản xuất chè Việt nam đang có xu hướng chững lại về qui mô và diện tích trồng giống mới. Sản phẩm chè có bước đa dạng hóa về chủng loại và mẫu mã, về quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, song về cơ bản vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của sự biến động lớn về nhu cầu đời sống xã hội.
– Trung tâm Nghiên cứu & phát triển Chè và Viện Nomafsi vẫn tiếp tục đạt được những kết quả về chọn tạo giống chè mới, chuyển giao các quy trình kỹ thuật mới vào sản xuất. Tuy nhiên, giá nguyên vật liệu, vật tư đầu vào tăng cao đời sống một bộ phận cán bộ nghiên cứu, người sản xuất gặp khó khăn.
- Định hướng nghiên cứu và phát triển Chè
– Nghiên cứu chọn tạo giống chống chịu ,chất lượng trên cơ sở nguồn vật liệu là các giống chè bản địa đặc sản ; áp dụng các công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại để sản xuất nguyên liệu và chế biến sản phẩm chất lượng tốt .
– Nghiên cứu các chỉ tiêu về thời tiết khí hậu (trời), nông hóa thổ nhưỡng (đất); sinh trưởng phát triển các giống chè mới (cây trồng) và sâu bệnh làm cơ sở xây dựng các công nghệ mới (thông minh), sản xuất nguyên liệu an toàn (hữu cơ), chế biến đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm chè trên đơn vị diện tích.
– Khai thác tiềm năng cây chè Việt nam từ nguyên liệu chè Shan núi cao, chè Gay Nghệ an theo hướng chè hữu cơ chè, chè đóng chai,…
– Đa dạng hóa sản phẩm chè từ nụ chè, hoa chè,… chè hoa vàng theo hướng chè thảo dược trên cơ sở các công nghệ mới.
- Xây dựng các mô hình sản xuất thử nghiệm
Xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng sản xuất tuần hoàn kết hợp kết hợp giữa 2 bò /ha chè; một trại lợn/một đồi chè tạo sản phẩm hữu cơ không rác thải.
Công thức:Từ nguyên liệu đồng cỏ (cỏ voi + ngô sinh khối) + Chăn nuôi (bò, lợn, gà)+ VSV = Sản phẩm hữu cơ chất lượng cao, giá thành sản phẩm hạ
- Ứng dụng các công nghệ VSV chế biến phân bón (lên men, nuôi giun, bioga) an toàn cho môi trường.
- Cung cấp phân bón chất lượng cho sx chè hữu cơ, cung cấp thịt chất lượng cho thị trường.
– Trồng chè kết hợp cỏ, trồng cây gỗ lớn, cây mắc ca xen cây chè, trồng cây chè hoa vàng,… đa dạng và phát triển bền vững.
Kết luận hội thảo, TS. Đỗ Văn Ngọc đã đưa ra một số định hướng trong thời gian tới:
– Ngoài nguồn lực tài chính theo đơn đặt hàng của ngân sách nhà nước, địa phương cần đa dạng hóa nguồn lực tài chính. Trong đó coi trọng nguồn lực khai thác từ các mô hình sản xuất thử nghiệm: đất đai + công nghệ, kỹ thuật + con người có ý chí, năng lực trí tuệ và kinh nghiệm.
– Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế khuyến khích trong tự chủ sáng tạo trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ; xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất chè phát triển bền vững.
– Tạo động lực vật chất khơi dậy ý chí quyết tâm và tiềm lực con người để tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và xây dựng cơ quan nghiên cứu chè Phú Hộ là Trung tâm khoa học công nghệ chè Việt nam.
TS. Đỗ Văn Ngọc