TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHÈ PHÚ HỘ
(16 –20/8/ 2010)
ĐỖ NGỌC QUỸ
Đảng bộ, Ban Giám đốc Viện và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đã xây dựng cơ bản cho nghiên cứu khoa học, thực nghiệm sản xuất và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất có hiệu quả, nên đã có uy tín cao với Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn và ngưới sản xuất.
Viện đang đào tạo nguồn nhân lực trình độ, có trụ sở mới to đẹp hơn, đàng hoàng hơn, hệ thống vận chuyển giao thông bê tông liên đồi, hệ thống tưới tiêu, xưởng chế biến chè thiết bị hiện đại, kè đá ao hồ tạo cảnh quan du lịch sinh thái vùng văn hóa trà, trang thiết bị khoa học kỹ thuật, cùng với cải thiện từng bước đời sống cán bộ công nhân viên.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHÈ PHÚ HỘ
Các bộ mông nghiên cứu
A. Bộ môn chọn tạo giống chè
Trưởng Bộ Môn : ThS Nguyễn thị Minh Phương, 7 kỹ sư, 2 trung cấp
a, Kết quả chọn tạo giống chè TB1
Giống TB1 có khả năng sinh trưởng khoẻ hơn PH1 đối chứng, giống TB1 nguồn gốc Ấn Độ có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái Việt Nam.
b.Kết quả nghiên cứu dòng số 1 lai Kim Tuyên và LDP1. Kết quả đánh giá cảm quan chè olong ở 2 thời vụ ( tháng 7 và tháng 9/2009) cho thấy: ở cả vụ hè và vụ thu dòng số 1 đều có khả năng chế biến chè olong có hương olong nhưng vẫn lộ rõ hương giống, vị chát dịu, đậm có hậu.
c. Báo cáo tình hình sinh trưởng, năng suất, chất lượng của chè shan núi cao ( 13 cây chè shan đầu dòng)
d. Báo cáo chuyên đề: Nghiên cứu đặc điểm hình thái sinh trưởng, năng suất, chất lượng giống chè shan
e.Kết quả nghiên cứu đề tài chọn tạo giống chè bằng phương pháp đột biến.
g. Đánh giá, bảo tồn tập đoàn quỹ gen các giống chè:
Trong giai đoạn 2006- 2009 đã thu thập được 29 giống chè mới Hiện nay tổng số giống chè trong tập đoàn quỹ gen các giống chè đã lên tới 180 giống. Trong đó nếu phân theo nguồn gốc thì có 63 giống địa phương ( 35%), 117 giống nhập nội ( 65%)g. Khảo nghiệm các dòng chè chọn lọc
h. Giống PH9 có năng suất cao nhất đạt 9,2 tấn/ha, sau đó đến dòng 26 đạt 8,88 tấn/ha và thấp nhất là dòng số 1 chỉ đạt 5,4 tấn/ha.
B. Bộ môn kỹ thuật canh tác
Trưởng Bộ Môn Kỹ sư Trần Đăng Việt
Nội dung nghiên cứu
a. Đốn chè
b. Bón phân chè Shan
c. Thay thế chè cũ báèng trồng xen chè mới
d. Quản lý trồng chè tổng hợp
e. Dự án hoàn thiện công nghệ sản xuất chè an toàn Kim Tuyên tại Nghệ An và Lạng Sơn
g. Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh chè gắn với cơ sở chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” đã thực hiện tốt.
– Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh 100ha chè Trung Du hiện nay có năng suất 7 tấn/ha đạt 9 tấn/ha sau dự án, chất lượng tốt và ổn định, an toàn;
– Xây dựng mô hình 50 ha trồng mới và trồng cải tạo thay thế vườn chè Trung du già cỗi bằng giống chè LDP1 vơí hệ thống tưới bằng vòi cầm tay. Mô hình chè tuổi 3 đạt năng suất 3,5 tấn/ha, tuổi 8 đạt năng suất 10 tấn/ha;
– Xây dựng mô hình vườn nhân giống chè quy mô 10 vạn bầu/năm để kết hợp huấn luyện, đào tạo người sản xuất kỹ thuật nhân giống chè;
– Xây dựng một mô hình chế biến chè xanh với thiết bị chế biến đồng bộ, công suất 1 tấn/ngày. Áp dụng kỹ thuật cải tiến trong công nghệ chế biến chè xanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường (giá bán tăng 10.000đ/kg chè khô);
– Đào tạo tập huấn cho 500 lượt người trồng chè thành thạo về kỹ thuật thâm canh chè Trung du, chăm sóc chè mới, tưới chè kỹ thuật nhân giống chè tại vươn ươm, kỹ thuật chế biến chè. Đào tạo 5 kỹ thuật viên cơ sở;
C. Bộ môn Chất lượng sản phẩm
Trưởng Bộ Môn: Nguyễn thị Phúc 4 đại học + 2 cao đẳng công nghệ + 1 trung cấp + 1 công nhân
Trồng hoa nhài đã có hoa thu bói. Đã xây dựng quy trình trà ướp hoa nhài.
Hoàn thiện quy trình chế biến trà ô long, Phổ Nhĩ, Shan.
Chế biến các giống chè ô long nhập nội Phúc Vân Tiên, Keo âm tích, PT 95, Kim Tuyên.
D. Công nghệ sau thu hoạch ThS Ngô Xuân Cường
Bộ môn đã chế biến trà thể lỏng có lên men và hương vị đặc trưng, nhưng chưa bán trên thị trường đồ uống, kiến nghị nên kết hợp với một cơ sở sản xuất kinh doanh đồ uống ở Hà Nộiđể tranh thủ vốn và thị trường, như Trà xanh 0 độ và Trà xanh của Dr. Thanh đang tiêu thụ mạnh trên thị trường cả nước.
E. Phòng chuyển giao và phát triển công nghệ. Kỹ sư Nguyễn Hữu Phong
Phòng đã hoạt động trên diện rộng chuyển giao gông nghệ có hiệu quả cho hộ nông dân, góp phần nâng cao uy tín vị thế đã mất của Trung Tâm chè đối với người sản xuất và các cấp lãnh đạo Chính phủ, Bộ, Tỉnh, Huyện, Xã.
– Tham gia nghiên cứu một số nội dung của đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất và chế biến chè Shan tạo sản phẩm an toàn phục vụ nội tiêu và xuất khẩu (KC06): Nghiên cứu kỹ thuật nhân, trồng chè Shan và xây dựng mô hình 5 ha chè Shan trồng theo quy mô tập trung;
– Dự án Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh chè gắn với cơ sở chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao tại huyện Đại Từ – Thái Nguyên (chương trình NTMN) (2006 – 2009);
– Dự án “Xây dựng mô hình trồng thâm canh va chế biến các giống chè xanh chất lượng cao tại vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Sơn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” (2006 – 2009);
– Dự án “Phát triển vùng nguyên liệu sản xuất chè Ôlong tại thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ” (2006 – 2009)
– Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh chè gắn với cơ sở chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao tại huyện Đại Từ – Thái Nguyên” (2006 – 2009);
– Dự án “Xây dựng mô hình trồng và thâm canh các giống chè xanh chất lượng cao và khôi phục thương hiệu chè Thanh Mai tại huyện Chí Linh Hải Dương” (2008 – 2010);
– Dự án “Xây dựng mô hình thay thế giống chè mới trên những diện tích chè già cỗi, năng suất kém, giữ ổn định sản xuất và thu nhập cho người dân tại huyện Văn Yên – Yên Bái” (2009 – 2011);
– Dự án “Xây dựng mô hình trồng, thâm canh chè Shan theo hướng tập trung tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn” (2009 – 2011);
– Mô hình VietGAP: Xây dựng 5ha chố theo tiêu chuẩn VietGAP;
– Dự án Giống: sản xuất 80 vạn bầu chè; tập huấn 4 lớp tại các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang;
– Các chương trình khuyến nông: thâm canh 100ha, trồng mới 50ha tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên; chuyển giao 2 triệu bầu chè giống LDP1, LDP2 cho huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An;
Năm đầu tiên áp dụng hái và phun thuốc BVTV bằng máy
– Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm một số giống chè mới tại tỉnh Thái Nguyên. Gắn tổ
ThS Đặng văn Thư, Phó Giám Đốc Trung Tâm nghiên cứu phát triển chè
Tán thành ý kiến về đề tài nghiên cứu chè tươi Gay Anh Sơn và giống chè Trung Du. Tìm lại báo cáo của sinh viên thực tập khóa 2 Nguyển Đức Nghĩa về tìm hiểu giống chè Trung du tại Phú Hộ trong lưu trữ hồ sơ thực tập sinh viên.
TS Đỗ văn Ngọc, Viện phó Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Miền núi hía Bắc
Đang tăng cường cán bộ chuyên trách đào tạo tại Thư viện quốc gia, yêu nghề, biết ngoại ngữ.
Hà Nôi ngày 25 tháng 8 năm 2010